QUY TRÌNH SẢN XUẤT RA LÕI GIẤY NHƯ THẾ NÀO?
Mọi sản phẩm trên thị trường ngày nay đều sẽ có những quy cách đóng gói riêng biệt. Chẳng hạn như các sản phẩm sợi, thép, ống đồng hay dây điện,…. chúng ta không thể nào xếp chúng lại để giao hàng được. Đó là lý do, các ống giấy và lõi giấy ra đời, nhằm để quấn các sản phẩm lại cho gọn và tiện lợi.
Vậy để lõi giấy được sản xuất như thế nào? Bài viết hôm nay bạn sẽ biết được quy trình sản xuất của lõi giấy.
Mục lục nội dung
1. Nguyên Liệu Để Sản Xuất Lõi Giấy
2. Quy Trình Sản Xuất Lõi Giấy
3. Đánh Giá Chất Lượng Lõi Giấy
4. Lõi Giấy Cũng Có Các Kích Thước và Công Dụng Khác Nhau
Nguyên Liệu Để Sản Xuất Lõi Giấy
Để sản xuất lõi giấy không cần quá nhiều nguyên liệu cầu kỳ:
Giấy kraft (giấy medium) là nguyên liệu chính để sản xuất
Keo dán chuyên dụng
Máy ép và máy tạo hình sản phẩm
Quy Trình Sản Xuất Lõi Giấy
Giấy Kraft (giấy Medium) được sản xuất từ nguyên liệu giấy tái chế như giấy báo, giấy photocopy, bao bì tạp chí,….
Kết hợp với gia keo bề mặt các lớp giấy lại với nhau sẽ tạo ra độ dày mỏng cũng như độ cứng nhất định cho lõi giấy.
Sau đó các lớp giấy sẽ được ép lại với nhau và tạo hình khối tròn hay trụ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Đánh Giá Chất Lượng Lõi Giấy
Định lượng rõ ràng là yếu tố căn bản nhất giấy bìa, đó là trọng lượng của 1 đơn vị diện tích giấy
Định lượng có thể tính bằng g/m2, pound/1.000 feet vuông; hoặc trọng lượng tính bằng kg hay pound của một ram giấy (500 tờ) ở một kích thước cụ thể nào đó
Trong nghề xeo giấy, định lượng rất quan trọng đối với việc xác định tỷ lệ sản xuất. Đối với máy xeo có khổ giấy và tốc độ nhất định thì tỷ lệ sản xuất mỗi ngày được tính như sau (đơn vị: tấn):
X = khổ máy xeo (m) * Tốc độ máy xeo (m/phút) * Định lượng (g/m2)* 1440/100000
Tỉ khối là một thông số rất quan trọng khác trong kiểm tra chất lượng giấy.
Tỉ khối là thuật ngữ được dùng để mô tả quan hệ giữa thể tích hay bề dày của giấy với cân nặng. Nó là nghịch đảo của tỷ trọng (cân nặng trên mỗi đơn vị thể tích)
Tỷ khối được tính từ độ dày và định lượng.
Tỷ khối (cm3/g) = độ dày (mm) * định lượng (g/m2)* 1000
Độ dày của giấy được đo bằng micrometer – là khoảng cách vuông góc giữa hai bề mặt giấy phẳng và song song, được đặt dưới lực nén 1kg/cm2
Độ dày không đều sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu cơ lý như độ chịu bục, độ trong suốt của giấy và tính chất cuộn giấy. Độ dày rất quan trọng đối với giấy làm bìa, giấy in, giấy tụ điện, giấy thấm, vv…
Độ ẩm của các loại giấy khác nhau nên cũng cần phải để ý. Trong kiểm tra chất lượng giấy, độ ẩm trong giấy thay đổi từ 2-12% tùy theo hàm lượng hơi nước, loại bột sử dụng, độ nghiền và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất
Phần lớn các tính chất cơ lý của giấy thay đổi theo hàm lượng ẩm độ. Nước làm cho sợi cellulose bị hóa nhựa, làm mối liên kết giữa các sợi xơ bị lỏng và yếu đi
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình mà sẽ lựa chọn giấy có các thông số khác nhau, để đảm bảo cho lõi giấy được chắc chắn cũng như cứng cáp thì cần quan tâm tới độ dày, độ ẩm và độ chịu bục của nó.
Lõi Giấy Cũng Có Các Kích Thước và Công Dụng Khác Nhau
Đa phần thì lõi giấy sẽ là sản phẩm định hình để quấn các sợi hay các lớp bên ngoài. Lõi giấy cũng có thể đóng vai tròn là giải pháp bao bì đóng gói bên ngoài để bảo vệ các sản phẩm bên trong nó, được ứng dụng làm thùng giấy tròn.
Lõi giấy cuốn chỉ: Sản phẩm dùng để cuốn các loại chỉ đặc biệt là chỉ có độ đàn hồi cao , chuyên dùng trong ngành dệt, may
- Lõi giấy cuốn băng keo: Chuyên dùng trong ngành cuộn băng keo
- Lõi giấy cuốn màng PE: Chuyên dùng trong ngành quấn màng P
- Lõi giấy cuốn màng vải: Chuyên dùng trong ngành cuộn vả
- Lõi giấy cuốn cáp, dây điện: Chuyên dùng trong ngành cuốn cáp và dây điện, dây đồng
- Lõi giấy cuốn tôn công nghiệp, inox, thép lá: Chuyên dùng trong ngành cuốn tôn, inox và thép lá
- Lõi giấy cuốn giấy: Chuyên dùng trong ngành sản xuất và gia công giấy